Khí hậu nóng ẩm của nước ta rất thích hợp cho sự phát triển của các loại cây trồng. Trong đó có các loại cây thuốc. Cây trám đen là một trong những loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Không những vậy, loại cây này có rất nhiều công dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để tìm hiểu thêm về loại cây này, mời mọi người đọc bài viết dưới đây.
Tìm hiểu cây trám đen là cây gì?
Cây trám đen là loại cây gỗ lớn, cao trung bình từ 25 – 30m, đường kính có thể lên tới 90cm hoặc hơn. Quả trám đen có hình thoi, khi non có màu xanh nhạt và chuyển sang tím đen khi chín. Trong quả trám có chứa nhiều chất rất tốt cho sức khỏe như: hydrat cacbon, chất béo, protit, beta caroten và các khoáng chất khác.
Ngoài ra, nhựa và gỗ trám đen cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Vì vậy, loại cây này có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Cùng xem qua một số hình ảnh cây trám ngoài đời thực.



Cây trám đen phân bố ở đâu?
Cây trám đen sinh trưởng tốt trong rừng tự nhiên lá rộng ẩm thường xanh. Đặc biệt là những rừng, cao nguyên có độ cao trung bình dưới 800m so với mực nước biển. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở Vân Nam, Hải Nam ( Trung Quốc), Thái Lan, Lào… Ở Việt Nam, cây phân bố rộng khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây nguyên . Các tỉnh có nhiều trám đen mọc nhất là: Bắc Giang, Lạng Sơn, Nghệ An, Đăk Lăk…
Các giống cây trám đen phổ biến nhất
Hiện nay, trám đen đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và Bắc trung bộ nước ta. Trong đó, phần lớn là trồng nhiều trong các vườn rừng hoặc vườn nhà để lấy quả. Cây giống trám đen được ưa chuộng nhất là các giống cây ghép. Cây được cấy mắt ghép một cách cẩn thận bởi các chuyên gia với tuổi đời lên tới 10 năm.
Cây trám đen nếp lùn đang là giống cây hot trên thị trường hiện nay. Chỉ sau 1 năm là cây bắt đầu có quả. Chưa kể, giống cây này mang lại tiềm năng kinh tế rất lớn ( có thể khai thác từ quả, hạt, nhựa, gỗ…). Ngoài ra, cây rất dễ trồng và chăm sóc do tương thích với khí hậu nóng ẩm ở nước ta.
Đọc thêm:
Trám đen có công dụng gì?
Quả trám đen có lẽ là bộ phận mang lại nhiều lợi ích nhất. Như đã đề cập ở trên, quả trám đen có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của quả trám đen mà không phải ai cũng biết.


Làm thực phẩm, nguyên liệu
Quả cây trám đen có thể luộc, nấu với thịt, cá như một món ăn dân dã. Ngoài ra, quả cũng được chế biến thành mứt, trám muối, ô mai, nước giải khát… với giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, quả loại cây này còn có thể làm nguyên liệu chế biến các món ăn để tăng thêm hương vị.
Làm thuốc
Trong y học dân gian, quả trám đen còn được dùng để điều trị một số chứng bệnh dưới đây:
- Điều trị viêm họng: Dùng nước ép quả trám đen sẽ giúp giảm viêm họng, sưng amidan, ho… hiệu quả.
- Điều trị đau khớp: Quả trám đen chứa nhiều canxi giúp hỗ trợ các vấn đề về xương khớp. Trong một số vị thuốc, quả trám đen có tác dụng chữa đau nhức xương khớp rất tốt.
- Trị đau bụng: Quả trám đen nấu lấy nước uống sẽ giúp giảm đau bụng. Có thể dùng thêm một số nguyên liệu khác để tăng hiệu quả.
- Quả trám đen có có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như: ngăn ngừa lão hóa, giải rượu, giảm ốm nghén…
Cách trồng cây trám mang lại hiệu quả kinh tế cao
Hiện nay có rất nhiều mô hình trồng cây hiệu quả. Các chuyên gia cũng tổng hợp và bật mí một số mẹo trồng cây trám đen mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Chọn đất trồng
Đối với loại cây này, nên chọn trồng trên đất phù sa cổ giàu dinh dưỡng, đất phù sa sông, gò đồi thấp… Tầng đất dày trên 1m để đảm bảo thoát nước tốt.
Mật độ trồng
Trám đen là cây thân gỗ lâu năm, có tán rộng. Vì vậy. khoảng cách giữa các cây được khuyến khích là 4 – 5m × 7 – 8m. Những hàng cây con liền kề được trồng theo hình nanh sấu để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời. Đồng thời, sau khi cây phát triển, mọi người nên cắt bỏ các cành dài mọc chen.
Cách trồng
Trước khi trồng trám đen, mọi người đào hố trồng rộng 0,8 – 1m, sâu 0,8 – 1m. Bón lót mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng trộn với 0,5 – 1 kg supe lân rồi ủ kỹ trong 2 tháng. Khi trồng, trộn phân bón với đất để san phẳng và trồng cây giữa hố.
Cách chăm sóc
Bên cạnh việc trồng cây đúng cách, chăm sóc cây cũng là một bước quan trọng. Mọi người lưu tâm một số vấn đề như sau:
- Tưới nước thường xuyên để tạo điều kiện cho cây phát triển.
- Tạo tán, bấm ngọn cho cây trong 3 năm đầu.
- Bón phân cho cây con (1 – 3 năm tuổi): bón phân chuồng (20 – 30kg) 1 lần / năm; phân urê, super lân… 2 – 3 lần / năm. Nếu trồng cây kinh doanh, cần bón phân nhiều để đảm bảo cây phát triển tốt ( thường 3 – 4 lần/năm).
- Theo dõi và giải quyết kịp thời nếu cây có dấu hiệu sâu bệnh.
Giá cây giống trám đen là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào đơn vị bán và giống cây, cây giống trám đen có nhiều mức giá bán khác nhau. Nhìn chung, giá cây giống trám đen dao động 20.000đ – 30.000đ/ cây. Trong khi đó, giá cây trám đen lùn ghép cao hơn một chút, từ 50.000đ – 60.000đ/ cây. Nếu mọi người mua tại vườn ươm hoặc mua với số lượng lớn thì có thể nhận được giá ưu đãi hơn.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cây trám đen. Hy vọng qua những chia sẻ trên, mọi người sẽ biết thêm về đặc điểm, phân bố, công dụng của loại cây trồng này. Đồng thời, mọi người cũng có thể áp dụng những kinh nghiệm trồng và chăm sóc trám đen nêu trên để trồng cây hiệu quả.
CB Green – Đặc sản Cao Bằng & thảo dược quý
– Hotline/Zalo: 0915810815
– Website: https://cbgreen.vn
– Địa chỉ 1: Bản Khuông, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
– Địa chỉ 2: Tổ 11, Phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng (Bản Đồ).