Hướng dẫn cách ủ chè dây đúng cách hiệu quả nhất

Chè dây được biết đến là một loại dược liệu quý hiếm dành cho những người mắc bệnh về dạ dày. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất thì chè dây cần được chế biến tỉ mỉ theo từng công đoạn nghiêm ngặt mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Vì thế, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách ủ chè dây đúng cách nhé!

Tìm hiểu về cây chè dây

Chè dây còn có một số những tên gọi khác là chè hoàng gia, bạch liễm, khau rả, song nho quảng đông. Loại cây này còn được biết đến là một loại dược liệu quý chữa các bệnh như đau dạ dày, hành tá tràng… Chè xuất hiện nhiều ở một số quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Indonesia.

Hình ảnh cây chè dây

Chè dây là loại cây thân leo trên thân cây có lông nhỏ cứng. Lá dạng kép lông chim giống như lá xoan và hoa màu trắng có nhiều lông mịn.

Quy trình thu hoạch và chế biến chè dây

Để chè dây đạt được hiệu quả tốt nhất chè cần thu hoạch đúng thời điểm. Mặc dù trẻ dây được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 10 vì đây là lúc cây chè phát triển mạnh nhất.

Tất cả các bộ phận của cây chè đều được dùng để làm thuốc. Thông thường chỉ thu hái những lá non và những dây chè nhỏ, còn lại những cây to và già sẽ không thu hoạch gì không còn nhựa trắng nữa.

Sau khi thu hoạch chè sẽ ngay lập tức được cắt ngắn để có thật nhiều nữa trắng của chè chảy ra. Các phần nhựa này sẽ dính đều vào các cánh chè và có càng nhiều nhựa trắng bám vào cánh chè thì loại chè đó càng tốt.

Sau đó chè cần được ủ trong khoảng thời gian 8 tiếng đến 24 tiếng để các thành phần trong trà lên men cũng như bám chặt vào cành chè tạo màu phấn cho chè.

Thông thường quy trình thu hoạch chè dây như sau:

  • Chè thu hoạch vào thời điểm chưa ra hoa và khi thu hoạch sẽ cắt toàn bộ phần thân và lá chè
  • Sau khi thu hoạch xe cần được rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên thân cây và phơi khô
  • Sau khi phơi ráo nước được cắt khúc khoảng 2cm
  • Sau đó gây được ủ từ một đến hai ngày cho lên men
  • Cuối cùng sẽ được xảy đến kia xuất hiện những hạt phấn trắng trên chè là được

Tác dụng của chè dây

Chè dây có tác dụng tuyệt vời trong y học chữa các bệnh như:

  • Các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ hơi, ợ chua, hành tá tràng, viêm loét dạ dày
  • Rễ cây chè có thể dùng để điều trị các bệnh phong thấp, tê đau hoặc chấn thương
  • Lá cây chè có thể giúp cầm máu
  • Chữa các bệnh liên quan đến gan như viêm gan…
  • Điều trị các bệnh về máu như viêm bạch huyết cấp…

Ngoài ra, chè dây còn có tác dụng trong điều trị các bệnh khác như đau họng, cảm, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Như vậy, với những công dụng trong điều trị bệnh kể trên thì việc chế biến chè dây là cực kỳ quan trọng. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả của loại cây này tốt nhất đồng thời giúp bảo quản chè được lâu nhất.

Hướng dẫn cách ủ chè dây đúng cách

Trước tiên khi lựa chọn trẻ bạn cần phải chú ý đến màu sắc và tính trạng có tiên cánh chè. Về phần dụng cụ pha trà để ủ chè rất đơn giản và dễ kiếm có thể sử dụng ấm pha trà hoặc dụng cụ pha chè như bình thường.

Ủ chè dây đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất

Về nước pha chè dây cần là loại nước mới đun sôi có đủ độ nóng cần thiết. Ngoài ra, về dụng cụ pha ủ chè cần đảm bảo độ sạch sẽ.

Cách ủ chè dây

Bước 1: Chuẩn bị

Sau khi đã chuẩn bị đủ những dụng cụ cần thiết như trên thì bạn tiến hành pha hãm chè dây như các loại chè bình thường khác. Bạn nên chú ý đến liều lượng chè trong mỗi lần pha khoảng từ 15g/150ml nước.

Bước 2: Tráng chè

Khi cho nước sôi vào chè bạn sẽ lắc nhẹ để nước ngấm vào chè và sau đó đổ bỏ nước này đi.

Bước 3: Ủ chè

Tiếp theo bạn cho 150ml với 15g chè và ủ trong khoảng thời gian tầm 10 phút cho chè ngấm là có thể sử dụng được.

Bạn có thể sử dụng chè ngay từ lúc chè còn đang nóng hoặc cũng có thể để chè trong tủ lạnh mát để dùng dần.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng chè dây

Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng chè dây:

  • Thời điểm sử dụng chè dây tốt nhất là từ khoảng 20 đến 30 phút trước bữa ăn
  • Có thể sử dụng thay nước để uống trong ngày
  • Tuân thủ nhiều lượng sử dụng theo đúng quy định tốt nhất từ 60 đến 70g/một người/một ngày
  • Có thể sử dụng trà nóng hoặc nguội nhưng dùng chè khi còn nóng là tốt nhất

Ngoài ra, bạn nên lưu ý không nên sử dụng chè dây đã để qua đêm thì có thể gây đau bụng. Điều này là bởi vì nước chè đã bị các vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

Qua những thông tin này về cách ủ chè dây mong rằng đã giúp bạn hiểu được cách ủ và sử dụng chè dây để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Đánh giá post