Sâm cau đỏ một loại thần dược mà thiên nhiên ban tặng cho các quý ông. Loại thực phẩm này có công dụng rất tốt chẳng hạn như tăng cường sinh lý, bổ thận, tráng dương, tốt cho các chức năng của phái mạnh. Chính vì những tác dụng như vậy nên sản phẩm đang được mọi người cực kỳ yêu thích và ưa chuộng.
GIỚI THIỆU VỀ SÂM CAU ĐỎ
Sâm cau đỏ là gì?
Sâm cau đỏ là một thảo dược được rất nhiều thầy thuốc dùng từ xa xưa lúc đó nó thường được người ta gọi là cây nốc lan, cây tiên mao hay cây sâm cau. Theo như Đông y thì cây sâm cau thuộc vào họ sâm cau có tên khoa học là Curculigo Orchioides Gaertn thuộc bộ Măng tây và họ tỏi voi lùn.


Với loại thảo dược này chúng ta có thể tìm thấy ở các nước Đông Dương, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ. Cụ thể tại Việt Nam thì nó mọc tại những đồi cỏ hoang ven rừng, núi ở Tây Bắc, hoặc vùng núi cao ở Lâm Đồng,…
Hình ảnh cây sâm cau đỏ
Nếu như đến các vùng miền núi thì có thể bạn sẽ bắt gặp được loại cây này nhưng việc bạn có nhận ra và phân biệt được nó không thì lại là một điều khác. Về hình ảnh cây sâm cau rừng thì mọi người có thể nhận dạng như sau:
Cây sam cau là một loại cây thân thảo, lá hẹp và cao khoảng từ 20-30cm. Lá của cây này mọc tụm lại với nhau từ rễ lên ngọn. Phiến lá có hình mũi mác hẹp và dài, nhẵn ở 2 mặt, gân lá là gân song song, bẹ lá dài to và cuống lá rơi vào khoảng 10cm.
Về thân và rễ cắm sâu xuống mặt đất, thân rễ chính thì được phát triển thành củ. Hoa mọc thành cụm thường thì có khoảng 3-5 bông trên một cán ở kẽ lá, hoa có màu vàng.


Về cấu tạo cụm hoa chúng ta thấy rằng hoa có lá bắc hình trái xoan đài hoa có 3 răng lông, tràng hoa thì có 3 cánh nhẵn, 6 cái nhị được xếp vào 2 dãy. Chỉ nhị hoa ngắn bầu có hình thoi, lông rậm rạp. Quả sâm cau thuộc dạng quả nang dài khoảng 1,2-1,5 cm hạt lép và phình ở đầu quả.
Thành phần của sâm cau đỏ
Trong cây sam cau có rất nhiều những thành phần hoạt chất tốt cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như trong thân rễ của cây thì có chứa saponin đây là các chất thuộc nhóm cycloartan triterpen cụ thể đó là curculigo saponin A, F, triterpen penta cyclic, phenyl glycosid corchorosid A… Trong củ sâm cau có chứa một số hợp chất như Phenolic, alkaloid, phytosterol, đường khử tự do và các chất béo khác.
SÂM CAU ĐỎ CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Tác dụng của sâm cau theo đông y được căn cứ vào các yếu tố: vị cay, tính ấm và có độc. Nó tác động vào thận, can, tỳ với các chức năng như làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp, trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh hay tiểu tiện không cầm được.
Cụ thể tác dụng của sâm cau đỏ đối với con người như sau:
- Tác dụng chữa yếu sinh lý, tinh lạnh, người già bị đái són, kém ăn tê thấp, ….
- Một số vùng sử dụng làm thuốc bổ hoặc chữa các bệnh lở loét ngoài da
- Tại Ấn Độ người ta sử dụng làm thuốc lợi tiểu, chữa bệnh trĩ, lậu, vàng da, kích dục,…
- Ở Thái Lan tác dụng làm thuốc trị tiêu chảy và lợi tiểu còn thân, lá thì thường được hơ nóng cho mềm rồi chà lên cơ thể để tránh thai
Tác dụng sâm cau đỏ là rất nhiều nhưng người dùng cần lưu ý rằng nếu như sử dụng nó trong thời gian dài sẽ gây cường dương và làm tinh hao kiệt sức. Đối với những người sức khỏe yếu thì không nên sử dụng thảo dược này do nó có tính độc.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA SÂM CAU ĐỎ
Mặc dù tác dụng sâm cau rất nhiều nhưng do nó có tính độc nên cũng không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn.
Sâm cau đỏ gây ngộ độc cho người dùng
Trong sâm cau có các chất thuộc nhóm cycloartan triterpen saponin cho nên làm tăng khả năng sản xuất hoocmon nội tiết tố testosterone, rễ sâm cau thì xốp nên không có dược tính và có tính độc. Chính vì vậy mà khi sử dụng mọi người cần phải cạo bỏ vỏ lụa của rễ để loại đi tính độc và ngâm chúng trong nước vo gạo để nhựa củ sâm cau được tiết ra hết.
Nếu như trước khi sử dụng mọi người không đọc trước sâm cau có tác dụng gì và cách sử dụng chúng như thế nào thì rất dễ bị trúng độc. Biểu hiện của một người khi bị trúng độc sâm cau có thể kể đến như bí tiện, cuồng táo, lưỡi bị sưng phù, đau.
Hao tổn tinh lực
Do tác dụng của cây sâm cau là tăng cường khả năng sinh lực cho nên nó kích thích rất mạnh đến sinh lý của nam giới. Vậy nên nếu như dùng quá liều thì nó sẽ làm tăng khả năng cương cứng của dương vật, tăng số lần, tăng chất lượng nhưng thời gian giữa các lần sẽ bị thu ngắn.
Cây sâm cau có tác dụng gì đối với người mắc chứng âm hư
Những người mắc chứng âm hư thì không nên sử dụng bởi công dụng của sâm cau đỏ sẽ khiến họ bị ngộ độc, lưỡi sưng phù kèm theo cảm giác đau, âm hư luôn có cảm giác khó chịu, nóng trong người.
SÂM CAU ĐỎ CHỮA BỆNH GÌ?
Công dụng sâm cau đỏ được sử dụng vào trong các bài thuốc chữa bệnh như:
- Liệt dương do bị rối loạn thần kinh chức năng.
- Chữa các bệnh như phong thấp, lưng lạnh đau và thần kinh suy nhược.
- Chữa bệnh cho phụ nữ tử cung lạnh và khó có khả năng thụ thai.
- Chữa bệnh sốt xuất huyết.
- Trị bệnh tiêu chảy.
- Trị huyết áp cao đặc biệt là đối với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ
Sâm cau ngâm rượu là cách mà nhiều người sử dụng để có thể lấy được hết những hoạt chất có lợi trong cây tiên mao, củ sâm cau ra.Vậy có những cách ngâm sâm cau nào cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ tươi
Cách ngâm sâm cau tươi là một phương pháp được nhiều người sử dụng nhưng do sâm đá rừng này có độc nên trước khi ngâm mọi người cần phải sơ chế nó trước.
- Đầu tiên đem củ, rễ đi rửa sạch sao cho nó lộ rõ màu đỏ ở bên trong
- Ngâm cây sâm câu vào trong nước vo gạo khoảng 2 đến 4 tiếng rồi vớt ra rửa lại thật sạch
- Hấp cách thủy trong 15 đến 20 phút để công dụng sâm cau được phát huy hết khi ngâm
- Vớt ra và cho ngâm rượu vào bình thủy tinh có thể ngâm theo tỷ lệ 1 cân sâm cau thì 4 lít rượu 40 độ.
- Cuối cùng đậy kín nắp và để bình rượu ở nơi thoáng mát ngâm 3 tháng để tác dụng của rượu sâm cau được phát huy.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ khô
Cách làm sâm cau khô ngâm rượu cụ thể như sau:
- Đầu tiên mọi người rửa sạch củ sâm cau đỏ như cách mà chúng ta rửa sâm cau tươi.
- Thái sâm cau ra thành từng lát mỏng.
- Đem sâm cau đi phơi khô.
- Khi sâm cau khô thì đem về cho vào chảo sao trong khoảng 10 phút để sâm cau được vàng và có mùi thơm trong khi ngâm. Lưu ý khi sao người làm phải sao đều tay để lửa nhỏ để sâm cau không bị cháy làm mất đi tác dụng của rượu sâm cau.
- Cho sâm cau khô để nguội vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 1 sâm cau 13 lít rượu.
- Đậy nắp bình kín và đợi khoảng 3 tháng để thưởng thức rượu sâm cau.
Cách ngâm rượu sâm cau với ba kích
Với những tác dụng của mình cây sâm đỏ, sâm cau tiên mao hay vị thuốc tiên mao sẽ được ngâm chung với ba kích để tạo nên những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
- Đầu tiên đem sâm cau đi sơ chế với các bước đó là rửa sạch ngâm nước vo gạo và đem hấp để nguội.
- Ba kích rửa sạch đập dập tuốt bỏ đi phần lõi ở bên trong chỉ lấy nguyên thịt ngâm rượu.
- Cho ba kích và sâm cau vào bình theo tỷ lệ 1:1 và sau đó cho vào khoảng 10 lít rượu trắng rồi đậy bình vặn nắp kín.
- Để bình rượu đã ngâm vào chỗ thoáng mát để khoảng 3 tháng rồi sử dụng để tác dụng của sâm cau ngâm rượu được phát huy hết.
Ngoài 2 cách sử dụng sâm cau để ngâm rượu như trên thì mọi người cũng có thể có các cách ngâm sâm cau khác như cách ngâm rượu ba kích và nấm ngọc cẩu, cách ngâm rượu sâm đá, cách ngâm rượu sâm cau đen,…
Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì?
Tác dụng sâm cau ngâm rượu đó là bổ thận tráng dương tăng cường thời gian cương cứng giúp tăng cường sinh lý và kéo dài thời gian. Tuy nhiên không vì những tác dụng vượt trội này của sâm cau mà mọi người lạm dụng nó bởi nếu dùng quá 30ml trên ngày hoặc dùng liên tục thì nó sẽ phản tác dụng hoặc khiến người sử dụng bị ngộ độc.
ĐỐI TƯỢNG NÊN SỬ DỤNG SÂM CAU ĐỎ
Dựa vào tác dụng cây sâm cau người ta có thể phân ra để xem xem người nào nên sử dụng loại thảo dược này. Cụ thể những người được khuyên dùng sâm cau đỏ như sau:
- Người bị suy giảm chức năng tình dục.
- Người bị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh.
- Người bị mắc các chứng đau nhức xương khớp chân tay tê mỏi.
- Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.
- Người bình thường muốn tăng ham muốn tình dục.
ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN DÙNG SÂM CAU ĐỎ
Do sâm cau đỏ có vị cay tính độc cho nên không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng nó. Một số đối tượng được khuyên không nên dùng như:
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú.
- Người có thể trạng kém và hư yếu.
- Những người có thể trạng âm hư nóng trong người.
CÁCH PHÂN BIỆT SÂM CAU ĐỎ
Do sâm cau có 2 loại đó là sâm cau đỏ và sâm cau đen 2 loại này có những đặc điểm giống nhau nhưng các tính năng không hoàn toàn giống nhau.
Sâm cau đỏ có vẻ bề ngoài gần giống như rễ cây của họ huyết giác đặc biệt là cây bồng bồng. Đặc điểm của cây bồng bồng được miêu tả như sau:
- Mọc thành cụm
- Vỏ ngoài màu đỏ, trơn
- Bên trong khi cạy vỏ thì có màu trắng
- Có mùi thơm khi bẻ ra
Vì vậy bằng mắt thường người mua cần dựa vào các đặc điểm trên để phân biệt được đâu là sâm cau đỏ thật đâu là giả để tránh tiền mất tật mang.
SAM CAU ĐỎ BAO NHIÊU TIỀN 1 KG?
Sâm cau đỏ hiện nay được bày bán tại nhiều nơi có thể là bán trực tiếp hoặc bán online cho nên tất cả mọi người nếu có nhu cầu đều có thể mua được. Về giá bán loại sâm này thì không cố định nó phụ thuộc vào nơi bán người bán và khoảng cách xa gần. Tuy nhiên để cụ thể hơn cho người mua thì giá của một kg sẽ dao động từ 150 đến 200 ngàn đồng.
MUA SÂM CAU ĐỎ Ở ĐÂU UY TÍN?
Nếu như có nhu cầu mua Sâm cau đỏ thì bạn nên lựa chọn những cửa hàng uy tín hoặc những địa phương có trồng loại cây này để chất lượng được đảm bảo nhất. Các địa chỉ bạn có thể chọn mua ở các website bán hàng uy tín…Đến với CB Green bạn sẽ được hưởng những chính sách bán hàng cực tốt được kiểm tra hàng, được tư vấn nhiệt tình, giá thành đúng với chất lượng,…nên bạn hoàn toàn yên tâm.
CB GREEN – Đặc sản & thảo dược quý
– Hotline/Zalo: 0915810815
– Website: https://cbgreen.vn
– Địa chỉ 1: Bản Khuông, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
– Địa chỉ 2: Tổ 11, Phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng (Bản Đồ).