Trong Đông y, tam thất là một loại thảo dược có tác dụng bồi bổ cho cơ thể, trị các chứng bệnh như ứ huyết, chỉ huyết, định thống… Vậy để giải đáp thắc mắc “Củ tam thất có tác dụng gì cho cơ thể?” hãy cùng CB Green khám phá những công dụng tuyệt vời của củ tam thất bắc ngay nhé!
- Củ tam thất có tác dụng gì?
Củ tam thất có tác dụng gì?
1. Củ tam thất giúp bổ máu, cầm máu
Tam thất được xem là vị thuốc có tác dụng bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng mà tam thất còn được dùng trong các trường hợp chảy máu cho chấn thương. Bạn có thể dùng củ tam thất tươi giã ra hoặc dùng bột tam thất rắc trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu nhanh chóng. Đồng thời, sản phẩm còn giúp làm tiêu máu ứ, giảm đau, làm tan vết bầm, sưng tím và giúp vết thương nhanh lành.
2. Củ tam thất giúp chữa đau dạ dày, giúp nhuận tràng
Củ tam thất bắc có tác dụng gì? Nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mà củ tam thất còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đau dạ dày, tá tràng và phục hồi tổn thương đường tiêu hóa hiệu quả. Khi dùng củ tam thất tươi hoặc bột ăn hàng ngày sẽ giúp nhuận tràng, ổn định đường tiêu hóa.
3. Củ tam thất hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Một tác dụng của tam thất mà chắc rằng các bạn sẽ rất bất ngờ là dược liệu này còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Bởi vì tam thất giúp tăng cường lưu thông máu trong toàn cơ thể, trong đó có cả các u cục, nhờ đó sẽ làm chậm sự phát triển của khối u. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn làm tiêu khối u hoàn toàn.
Chưa kể, củ tam thất còn có tác dụng bồi bổ, chống lại những tác dụng phụ do quá trình hóa trị, xạ trị gây ra. Từ đó giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.
4. Củ tam thất giúp hạ huyết áp
Nhờ khả năng giãn mạch mà tác dụng của cây tam thất là giúp người bệnh hạ huyết áp nhanh chóng. Những người có nguy cơ hoặc có tiền sử cao huyết áp thường xuyên sử dụng củ tam thất sẽ giúp điều hòa huyết áp, phòng ngừa tình trạng huyết áp tăng cao hoặc chuyển nặng tối ưu.
5. Củ tam thất giúp điều tiết đường huyết
Theo một số nghiên cứu thì hoạt chất có trong củ tam thất giúp kích thích sản sinh insulin, một chất giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Vì vậy mà tác dụng của củ tam thất là giúp điều hòa đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường hiệu quả.
6. Giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
Củ tam thất có tác dụng làm giảm hấp thụ cholesterol, giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, giúp phòng ngừa và làm giảm nguy cơ đột quỵ & các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
7. Tăng cường sinh lý
Củ tam thất được xem là thần dược trong việc bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý. Nâng cao thể trạng sức khỏe và cải thiện tinh thần.
Mặt khác, trong củ tam thất còn chứa hoạt chất gần như nội tiết tố sinh dục nam có tác dụng giúp nam giới tăng ham muốn. Tăng khả năng cương cứng, kéo dài thời gian quan hệ và cải thiện.
8. Giải tỏa stress, tăng cường trí nhớ
Với lượng hoạt chất saponin dồi dào thì tác dụng của tam thất là sẽ giúp hoạt huyết dưỡng não. Khắc phục các chứng bệnh do thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi… Sản phẩm còn kích thích trung khu thần kinh giúp an thần. Khắc phục và hạn chế tình trạng lo âu, căng thẳng, stress, mất ngủ, khó ngủ…
9. Chống lão hóa
Bột củ tam thất có tác dụng gì? Đáp án chính là khả năng ngăn ngừa và chống lão hóa hiệu quả. Vì các nhà khoa học đã tìm ra được thành phần hoạt tính saponin và flavonoid có trong tam thất. Các hoạt chất này sẽ giúp cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan liên quan trong cơ thể. Từ đó chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa nhằm làm chậm và ngăn ngừa lão hóa tối ưu.
10. Giúp trị đau nhức xương khớp
Nhờ khả năng hoạt huyết mà tác dụng củ tam thất trong việc hỗ trợ tăng cường lưu thông máu trong toàn cơ thể. Trong đó có các khớp xương, giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, còn giúp làm tiêu sưng, giảm đau xương khớp giúp người bệnh dễ chịu.
Mô tả về cây tam thất
Trước khi làm sáng tỏ củ tam thất có tác dụng gì thì chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về cây tam thất. Theo đó thì tam thất là một loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, sống lâu năm. Đặc tính của tam thất là cây thảo ưa những nơi có bóng râm và ẩm mát. Chúng thường mọc ở trên những vùng núi cao từ 1.500m. Nơi tập trung và xuất hiện tam thất nhiều nhất là ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng…
Trong cây tam thất thì rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ của cây thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ.
Phân loại củ tam thất
Củ tam thất được chia thành 2 loại đó là:
- Tam thất bắc: củ có hình giống con ốc hoặc hình trụ, có màu xám xanh hoặc hơi đen, bóng sáng.
- Tam thất nam: có vỏ màu trắng vàng, hình dáng giống quả trứng được chia thành nhiều nhánh xung quanh. Bên trong củ có màu trắng ngà, vị cay nóng, có mùi như gừng.
Trong đó, tam thất bắc có hàm lượng dưỡng chất cao hơn so với tam thất nam nên tác dụng của tam thất bắc trong việc chữa bệnh sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tác dụng của bài thuốc củ tam thất ngâm mật ong
Cho nên tác dụng của tam thất tươi ngâm mật ong:
- Giúp thanh lọc, giải độc, tăng cường trao đổi chất và bảo vệ gan hiệu quả.
- Giúp loại bỏ mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng săn chắc.
- Giúp chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da săn chắc, mịn màng. Đặc biệt là còn giúp làm mờ thâm, nám, tàn nhang và nếp nhăn.
- Giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa.
- Khi sử dụng tam thất ngâm mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp an thần.
Củ tam thất có gây tác dụng phụ hay không?
Nhìn chung thì tam thất là một loại thảo dược với các thành phần dinh dưỡng, dược tính quý. Chúng còn hoàn toàn không độc. Vì vậy rất lành tính và cho tới nay thì chưa phát hiện ra được tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý dùng đúng liệu lượng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài sẽ mang đến những kiến thức hữu ích giúp cho quý vị có thể giải đáp được câu hỏi củ tam thất có tác dụng gì. Nếu như các bạn có nhu cầu mua củ tam thất để chăm sóc cho sức khỏe bản thân, gia đình thì hãy liên hệ với CB Green để đảm bảo mua được sản phẩm tốt nhất nhé.